Ấm lòng với ‘Kho thóc tình thương’ của đồng bào Cơ Tu

Ty Huu Doc Ngoc

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mạc Như Phương, Chánh Văn phòng UBND huyện Tây Giang, cho biết: Vùng cao huyện Tây Giang năm nào cũng bị lũ lớn khiến sạt lở đường, bồi lấp ruộng đồng, có năm nước lũ khiến người dân bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, người ở trong không ra được…

Đi đến thôn nào của xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bạn cũng có thể bắt gặp những ” nằm rải rác bên cạnh các nhà sinh hoạt cộng đồng để giúp đỡ các hộ dân nghèo, và những gia đình bị thiên tai.

190c8093 b400 4be6 b282 92c482a857d2 Ấm lòng với Kho thóc tình thương của đồng bào Cơ Tu

Chị Cơ Lâu Thị Giáp bên kho thóc tình thương – Ảnh: Văn Luận

Xã Lăng có gần 100% người Cơ Tu sinh sống. Cuộc sống nơi vùng cao nằm nào cũng bị lũ cuốn nên đã nghèo lại càng thêm nghèo. Mỗi mùa lũ về, hàng trăm gia đình mất trắng lương thực, cái đói, cái nghèo đã khiến bao bọc nhau, lập nên “kho thóc tình thương”.

4e0921e4 b49a 43d2 8b1b 3774a34b73df Ấm lòng với Kho thóc tình thương của đồng bào Cơ Tu

Kho thóc tương trợ nhau lúc nghèo khó

Kho được huy động trên cơ sở tự nguyện đóng góp của cộng đồng dùng để hỗ trợ, cứu đói cho đồng bào trong vùng mỗi khi bị thiếu ăn hoặc bị thiên tai, đau ốm… Hằng năm khi mùa vụ kết thúc, các gia đình tùy từng nhà, từng năm được mùa hay mất mùa mà đóng góp nhiều hay ít. Người khá giả thì đóng góp nhiều hơn nhưng mỗi hộ ít nhất một ang lúa (khoảng 7kg)/một mùa và 10 lon gạo.

15450985 b505 407d ad96 29687d207659 Ấm lòng với Kho thóc tình thương của đồng bào Cơ Tu

Kho thóc có người chăm nom nên thóc không bị ẩm, ướt, không sợ chuột phá – Ảnh: Báo Nông nghiệp

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mạc Như Phương, Chánh Văn phòng UBND huyện Tây Giang, cho biết: Vùng cao huyện Tây Giang năm nào cũng bị lũ lớn khiến sạt lở đường, bồi lấp ruộng đồng, có năm nước lũ khiến người dân bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, người ở trong không ra được, người ở ngoài không mang đồ cứu trợ vào nổi, hoa màu ngập hỏng, người dân sống qua ngày bằng rau, củ, cây rừng, may nhờ có “Kho thóc tình thương” nên nhờ vậy mà nhiều thôn sau những ngày chia cắt đã vượt qua khó khăn.

Từ mô hình hiệu quả, thiết thực ở xã Lăng, Hội Chữ thập đỏ huyện Tây Giang đã phát động rộng rãi tới các địa phương trong toàn huyện xây dựng “Kho thóc tình thương”. Ở Quảng Nam, ngoài Tây Giang, hiện “Kho thóc tình thương” được nhân rộng đến huyện Nam Trà My và một số huyện miền núi khác.

Theo Tiin

300x250 Ấm lòng với Kho thóc tình thương của đồng bào Cơ Tu

Cùng Danh Mục:

Bình Luận Facebook

bình luận