
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam, thế nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn hiện hữu trong cuộc sống nhiều gia đình.

Dù được sinh ra trong thời bình nhưng nhiều đứa trẻ ngay từ khi chào đời đã bị khiếm khuyết cả về thể chất lẫn trí tuệ bởi di chứng mà chất độc da cam đem lại.

Những bức ảnh ghi lại cuộc sống ngột ngạt, tù túng của nhiều đứa trẻ nhiễm chất độc màu da cam được nhiếp ảnh gia người Mỹ, anh Matt Anderson (30 tuổi) ghi lại.
Bộ ảnh được thực hiện tại 1 trung tâm trại trẻ mồ côi, nằm ở ngoại ô TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bị cha mẹ bỏ rơi, 20 đứa trẻ ở đây được trung tâm tận tình chăm sóc. Chúng cùng nhau lớn lên trên những chiếc giường sắt có thanh chắn ngăn cách.

Những hình ảnh chân thực cho thấy sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh đối với nhiều thế hệ sau.

Francis Wade là một nhiếp ảnh gia, phóng viên tự do tại Thái Lan và các khu vực châu Á. Anh đã có dịp đến thăm trại trẻ mồ côi Thị Nghè và Thiên Phước, nơi đang cưu mang nhiều bé bị khuyết tật vì di chứng chất độc da cam. Những hình ảnh nhói lòng tại đây được anh chụp lại và đăng tải trên tờ UCANNews.
Dưới ống kính của anh, những thân hình bé nhỏ đang phải chống chọi từng ngày với bệnh tật khiến người xem không khỏi xót xa. Theo con số thống kê của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam thì cả nước còn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc màu da cam, trong đó có hơn 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Rất nhiều em nhỏ đã phải gắn bó tại trại trẻ mồ côi Thị Nghè suốt những năm qua.

Trong trại trẻ mồ côi Thị Nghè có rất nhiều trẻ bị khuyết tật. Cơ thể không lành lặn khiến các em đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trẻ mồ côi ở trại Thị Nghè được nuôi đến năm 17 tuổi và tham gia các lớp học hàng ngày. Rất nhiều trẻ tại trại mồ côi Thiên Phước ở Sài Gòn mắc các bệnh về thần kinh. Sau khi ra khỏi trại trẻ mồ côi này, các em vẫn gặp bao khó khăn để hòa nhập cộng đồng.

Xuất phát từ hoàn cảnh của chính người bác – 1 cựu chiến binh từng chiến đấu tại chiến trường Việt Nam và cũng từng nhiễm chất độc màu da cam vào những năm 1960, nhiếp ảnh gia đến từ New York, Mỹ, anh Brian Dricscoll đã quyết tâm tới Việt Nam để thực hiện bộ ảnh để cung cấp cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về cuộc sống của trẻ em Việt Nam nhiễm chất độc màu da cam.

Gương mặt có phần đáng sợ của một cậu bé nhiễm chất độc màu da cam.

Phạm Nguyên, 11 tuổi, không thể nghe, nhìn hay nói. Cả cuộc sống của em gắn liền với chiếc giường gò bó.

Một người lính Việt Nam cùng cậu con trai Nguyễn Văn Dũng, 12 tuổi, tại Hải Phòng. Nguyễn Văn Dũng bị trói bởi cậu thường tự cào vào mặt mình.

Nguyễn Quang, 11 tuổi, đang nằm trên giường. Cậu bé nhiễm chất độc màu da cam đến từ Hải Phòng.
2 gương mặt trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Đà Nẵng.