Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Ty Huu Doc Ngoc

Ông Tư thủ thỉ:” Quanh khu vực chúng tôi sinh sống có rất nhiều gia đình lao động nghèo, thuộc diện di dân tự do, từ miền Bắc vào, từ miền Tây lên, có cả người Khơme. Họ đều kiếm sống bằng việc lao động làm thuê cho lò gạch, hầm đá, đi phụ hồ hoặc buôn bán linh tinh…

Nhắc đến các hoạt động tình nguyện, nhiều người nghĩ đến những bạn trẻ nhiều nhiệt huyết, năng động và đam mê. Thế nhưng, câu chuyện của vợ chồng ông Huỳnh Văn Phê (62 tuổi, tại TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) mà tôi gặp trong lễ trao giải thưởng tình nguyên quốc gia 2013 đã khiến cho nhiều người phải suy ngẫm.

Ông Phê thường được mọi người gọi với cái tên thân mật là ông Tư. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Châu Thành, Tiền Giang nhưng do hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nên ông bà chuyển nhà lên Bình Dương sinh sống.

Trước, vợ chồng ông là nhà giáo, trải qua những năm tháng khó khăn, chứng kiến cảnh sống của nhiều đứa trẻ nghèo và khát khao được đi học của chúng, vợ chồng ông Tư muốn làm một điều gì đó cho bọn trẻ. Nghĩ là làm, ông cùng vợ mình là bà Trần Thị Lành mở , dạy cho các em nhỏ trong xóm lò gạch nghèo để biết đọc, biết viết và trở thành người có ích cho xã hội.

7b160007 dffc 48ed 90ec e7b9b6fcd8d9 Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Ông bà Tư cùng các tình nguyện viên trong lớp học

20 năm với lớp học tình thương

Ông kể, năm 1994 lúc ông về hưu, nhận làm bảo vệ cho một công ty, 2 vợ chồng ông đã đề xuất và xin mượn phòng bảo vệ để mở lớp học cho các trẻ em nghèo tại nơi đây. Sau khi đề xuất được công ty chấp nhận cho phép, thế là vợ chồng ông phải lặn lội đến từng nhà để vận động các gia đình cho con em đi học và từ đó lớp học tình thương ấp Tân Lập đã gắn bó với vợ chồng ông đến nay.

Ông Tư thủ thỉ:” Quanh khu vực chúng tôi sinh sống có rất nhiều gia đình lao động nghèo, thuộc diện di dân tự do, từ miền Bắc vào, từ miền Tây lên, có cả người Khơme. Họ đều kiếm sống bằng việc lao động làm thuê cho lò gạch, hầm đá, đi phụ hồ hoặc buôn bán linh tinh. Cuộc sống mưu sinh quá vất vả, khó khăn, thiếu thốn nên họ không có đủ điều kiện cho con mình đến trường học tập như bao trẻ thơ khác. Do thiếu sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ, cộng thêm việc không biết chữ nên chúng trở thành những đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách, lêu lổng. Tôi thấy vậy nên cùng bà xã quyết tâm xây dựng lớp học này”.

5fcd87ab edb9 47a9 b042 865f5705a51e Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Ông Tư – “người đưa đò” thầm lặng suốt 20 năm

Lúc đầu khi thành lập, lớp học chỉ mới được có 3 em đến lớp, sau nhiều năm, lớp học đông dần lên đến 30 – 40 em, đủ các trình độ từ lớp 1 đến lớp 5. Đến năm 1998, số lượng học sinh lên đến 70 – 80 đến lớp. Và tên gọi lớp học tình thương ấp Tân Lập của vợ chồng ông cũng được biết đến nhiều hơn. Nhiều phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn ở các xã khác cũng tìm đến để xin cho các con vào theo học các lớp.

Trải qua 20 năm “thầm lặng” với công việc tình nguyện “gõ đầu trẻ”, vợ chồng ông Tư cũng gặp không ít những gian truân khi cả gia đình cùng 6 đứa con phải trông cậy vào số tiền lương bảo vệ ít ỏi của ông. Nhưng chưa bao giờ vợ chồng ông than vãn một lời và ngưng ý định dạy học cho các em.

cbe5876d 59e3 4466 8abf 4a68e700356f Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Giờ lên lớp của ông Phê

Có một điều lạ là suốt 20 năm dạy học, những đứa trẻ ở lớp học tình thương chưa bao giờ gọi ông bà Tư một tiếng là thầy, bởi lẽ, với các em tại lớp học tình thương Tân Lập, 2 tiếng “ông Tư, bà Tư” như một người thân yêu trong gia đình của bọn trẻ.

Cũng từ lớp học tình thương này, nhiều em học sinh của lớp đã ra trường và tìm được công việc làm cho bản thân. Mỗi năm lớp học có 10 – 15 học sinh ra trường, các em này đã theo kịp các bạn lớp chính quy, có em đạt loại giỏi và cũng còn nhiều em đang theo học cấp 2, cấp 3. Và có lẽ, đây là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất mà ông bà Tư đã theo đuổi suốt gần 20 năm qua.

Nỗi niềm người “gõ đầu trẻ”

Chia sẻ với các bạn trẻ trong đêm trao giải thưởng tình nguyện quốc gia, ông Tư đã nói và nhắc lại khá nhiều lần đến câu nói “sợ ngày mai sẽ chết”. Ông sợ không biết rồi một ngày nào đó lớp học sẽ về đâu, sợ sẽ không còn đủ sức khỏe để đứng lớp lo cho mấy đứa nhỏ của lớp học. Ông kể về bà Tư, người phụ nữ đã cùng ông gõ đầu trẻ suốt 20 năm qua, nhưng do điều kiện mà không tham dự được buổi trao giải.

Ông cũng băn khoăn về việc, lớp học sắp tới sẽ bị giải tỏa, và không khỏi lo lắng khi nghĩ tới các em học sinh, những đứa nhỏ sẽ không được tới trường. “Chỉ sợ chúng lại ham chơi mà không lo tu chí học hành”.

5d4b0c71 93ab 4803 9494 9e44044748d3 Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Vợ ông – bà Lành đang dạy học cho các em nhỏ

Nghe xong câu chuyện của ông Tư, tôi và các bạn trẻ có mặt trong hội trường buổi trao giải hôm đó không khỏi xúc động và cảm phục về ông bà – những con người đã tình nguyện dành suốt cuộc đời mình để dạy cho các em con chữ, phép tính và bài học làm người. Có lẽ, không chỉ riêng vợ chồng ông Tư mà còn rất nhiều lắm những tấm gương lặng lẽ giữa đời thường trong cuộc sống này, họ vẫn đang âm thầm làm những công việc, những nghĩa cử đẹp trong cuộc đời.

Theo Tiin

300x250 Đôi vợ chồng già suốt 20 năm một mực gắn bó với lớp học tình thương

Cùng Danh Mục:

Bình Luận Facebook

bình luận